Khủng hoảng hiến pháp Edward_VII

Tượng nửa người bởi Francis Derwent WoodProfile of Edward VII on a halfpenny, 1902

Trong những năm cuối đời, Edward bị cuốn vào một cuộc khủng hoảng hiến pháp khi phe Bảo thủ chiếm thế đa số ở Thượng viện từ chối thông qua "Ngân quỹ của người dân" theo đề xuất của chính phủ thuộc Đảng Tự do của Thủ tướng H. H. Asquith. Kết quả của cuộc khủng hoảng này – sau cái chết của Edward – là loại bỏ quyền phủ quyết của Thượng viện.

Nhà vua không hài lòng với việc đảng Tự do công kích các khanh tướng, trong đó có một bài phát biểu mang tính bút chiến của David Lloyd George tại Limehouse.[100] Thành viên nội các Winston Churchill công khai yêu cầu một cuộc tuyển cử, vì điều này Asquith phải xin lỗi cố vấn của nhà vua Huân tước Knollys và khiển trách Churchill trong cuộc họp nội các. Edward đã quá chán nản với những luận điệu đấu tranh giai cấp – mặc dù Asquith nói với ông rằng phe ác ý đã chỉ nhận tiếng xấu trong First Home Rule Bill năm 1886 – nhà vua đã giới thiệu con trai mình cho Bộ trưởng Ngoại giao về Chiến tranh Richard Haldane là "nhà vua cuối cùng của Anh".[101] Sau khi chú ngựa của nhà vua Minoru vô địch Derby ngày 26 tháng 7 năm 1909, ông trở lại trường đua ngựa vào ngày hôm sau, và cười khi một người hét lên: "Ngay bây giờ, Hoàng thượng. Ngài đã thắng ở Derby. Trở về nhà và giải tán Nghị viện đẫm máu này!"[102]

Nhà vua kêu gọi những nhà lãnh đạo phe Bảo thủ Arthur BalfourHuân tước Lansdowne thông qua dự luật Ngân sách, một nỗ lực vô ích. Huân tước Esher đã từng khuyên can ông nhưng ông không theo, vì Nữ vương Victoria đã giúp dàn xếp thỏa thuận giữa hai viện trong vụ bãi bỏ ở Ireland năm 1869Đạo luật Cải cách thứ ba 1884.[103] Tuy nhiên, theo lời khuyên của Asquith, ông không quyết định tổ chức cuộc bầu cử (tại lúc đó, để phán xét từ cuộc bầu cử gần đây, họ đã có thher giành được ghế) như một sự báo ơn mà làm như vậy.[104]

Dự luật Tài chính được thông qua bởi Hạ viện ngày 5 tháng 11 năm 1909 nhưng bị Thượng viện bác đi ngày 30 tháng 11, thay vào đó họ thông qua một nghị quyết của Huân tước Landsdowne tuyên bố rằng họ có quyền bác bỏ dự luận vì nó thiếu sự ủy nhiệm của cử tri. Nhà vua thấy khó chịu vì những nỗ lực của ông để thúc đẩy thông qua dự luật ngân sách được mọi người biết đến[105] và cấm cố vấn của ông Huân tước Knollys, một khanh tướng tích cực của đảng Tự do, bỏ phiếu cho dự luật, dù cho Knollys đã cho thấy rằng điều này sẽ là thích hợp để cho thấy mong muốn của hoàng gia là thấy ngân sách được thông qua.[106] Tháng 12 năm 1909, một đề xuất bổ nhiệm các khanh tướng (cho người Tự do vào Thượng viện) hoặc cho Thủ tướng quyền làm như vậy bị coi là "quá đà" bởi Knollys, ông nghĩ rằng Nhà vua nên thoái vị còn hơn là chấp thuận như vậy.[107]

Cuộc tuyển cử tháng 1 năm 1910 đã bị chi phối bởi cuộc thỏa thuận về quyền loại bỏ quyền phủ quyết của Thượng viện. Trong suốt chiến dịch bầu cử Lloyd George nói về "bảo đảm" và Asquith "che chở" rằng điều đó cần thiết trước khi hình thành một chính phủ Tự do khác, nhưng nhà vua thông náo với Asquith rằng ông sẽ không sẵn sàng tấn phong thêm khanh tướng cho đến sau khi cuộc bầu cử thứ hai.[9][108] Balfour sẵn sàng thành lập chính phủ Bảo thủ, nhưng khuyên nhà vua hứa không tấn phong khanh tướng cho đến khi ông thấy bất kì điều khoản nào của hiến pháp sửa đổi được đề xuất.[109] Trong chiến dịch lãnh đạo phe Bảo thủ Walter Long đã đề nghị Knollys chấp nhận tuyên bố rằng nhà vua không ủng hộ Ireland tự trị, nhưng Knollys từ chối với lý do nó không thích hợp vì cái nhìn của quần chúng đối với quốc vương.[110]

Kết quả cuộc bầu cử là Nghị viện treo, với một chính phủ Tự do phụ thuộc vào sự ủng hộ của đảng lớn thứ ba, dân tộc Ireland. Nhà vua đề nghị một thỏa hiệp theo đó chỉ có 50 khanh tướng từ mỗi bên được phép bỏ phiếu, điều này cũng sẽ khắc phục được tình trạng chiếm ưu thế của đảng Bảo thủ trong Thượng viện, nhưng Huân tước Crewe, Lãnh đạo phe Tự do trong Thượng viện, khuyên rằng điều này sẽ làm giảm sự độc lập của Thượng viện vì chỉ có những khanh tướng trung thành với Đảng của mình được chọn để bỏ phiếu.[110] Áp lực để loại bỏ quyền phủ quyết của Thượng viện đến từ các nghị sĩ dân tộc Ireland, họ muốn loại bỏ nguy cơ các khanh tướng ngăn chặn dự luật Ireland tự trị sau này. Họ đe dọa sẽ bỏ phiếu chống lại Dự luật trừ phi theo phương kế của họ (một nỗ lực của Lloyd George để thắng những người ủng hộ bằng cách sửa đội đổi bổn phận whisky đã bị bỏ rơi vì Nội các cảm thấyddieuef này sẽ tính lại Ngân sách quá nhiều). Asquith bấy giờ tiết lộ rằng không có "sự bảo hộ" cho việc tấn phong khanh tướng. Nội các từ chức và để lại vị trí cho Balfour thử thành lập một chính phủ Bảo thủ.[111]

Tuyên ngôn từ ngôi vua của Edward ngày 21 tháng 2 đã nhắc tới việc giới thiệu các biện pháp hạn chế quyền phủ quyền của Thượng viện, nhưng Asquith chua thêm cụm từ "theo ý kiến của các cố vấn của quả nhân" nên nhà vua có thể thấy khoảng cách của chính ông đến kế hoach lập pháp.[112]

Hạ viện thông qua nghị quyết ngày 14 tháng 4 tạo cơ sở cho Đạo luật Nghị viện: loại bỏ quyền phủ quyết của Thượng viện, thay thế quyền phủ quyết của họ trong các đạo luật khác bằng quyền trì hoãn, và giảm nhiệm kì của Quốc hội từ 7 xuống 5 năm (nhà vua có vẻ là muốn 4 năm)[109]). Nhưng trong cuộc tranh luận Asquith nói ẩn ý rằng – để đảm bảo sự ủng hộ của các nghị sĩ dân tộc – thì ông đề nghị Nhà Vua phá vỡ bế tắc "trong Nghị viện kia" (tức là trái với ý muốn ban đầu của Edward là có một cuộc bầu cử thứ hai). Dự luật Tài chính được thông qua bởi cả Lưỡng viện vào tháng 4.[113]

Đến tháng 4 trong Cung điện có một cuộc nói chuyện bí mật với Balfour và Tổng Giám mục Canterbury, những người đều khuyên rằng phe Tự do không có đủ quyền hạn để yêu cầu tấn phong khanh tướng. Nhà vua nghĩ rằng toàn bộ các đề xuất "đơn giản chỉ là kinh tởm" và chính phủ là "trong tay của Redmond & Co". Huân tước Crewe công khai tuyên bố ý muốn của chính phủ tấn phong khanh tướng phải được coi là "lời khuyên của chính phủ" (điều mà theo quy ước, các quốc vương phải tuân thủ) dù Huân tước Esher lập luận rằng quốc vương được cho quyền cực đoan để giải tán chính phủ còn hơn là nghe họ "tư vấn".[114] Cái nhìn của Esher được coi là "lỗi thời và vô ích".[115]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Edward_VII //nla.gov.au/anbd.aut-an35057316 http://anthonyjcamp.com/page9.htm http://www.oup.com/oxforddnb/info/freeodnb/librari... http://www.oxforddnb.com/view/article/32975 http://www.oxforddnb.com/view/article/346 http://aleph.nkp.cz/F/?func=find-c&local_base=aut&... http://forsvaret.dk/ghr/om%20ghr/kendetegn/gallaun... //www.getty.edu/vow/ULANFullDisplay?find=&role=&na... http://hemeroteca.abc.es/nav/Navigate.exe/hemerote... http://catalogo.bne.es/uhtbin/authoritybrowse.cgi?...